BENZENE TRONG KEM CHỐNG NẮNG – CÓ NÊN E NGẠI?

Benzene là hoạt chất có thể gây ung thư và không được phép có mặt trong kem chống nắng. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trong tuần qua phát hiện một lượng lớn benzene trong các kem chống nắng tại Mỹ. Vậy chúng ta có nên bỏ chống nắng?

Theo định nghĩa của Viện An toàn Vệ sinh lao động Quốc gia Hoa Kỳ (NIOSH), benzene có thể gây ung thư qua các đường hô hấp, bôi ngoài, tiêu hóa, tiếp xúc qua da. Vì vậy, tất cả các dạng kem chống nắng có chứa benzene đều nguy hiểm.

Những cái tên quen thuộc đều có mặt là Neutrogena, Eltamd, Banana Boat… và nhiều nữa.

Bạn có thể xem đính kèm để thấy danh sách các kem chống nắng bị nhiễm benzene: https://www.valisure.com/wp-content/uploads/Valisure-Citizen-Petition-on-Benzene-in-Sunscreen-and-After-sun-Care-Products-v9.7.pdf

Hoặc ở hình sau:

Vậy tại sao kem chống nắng lại có benzene?

Nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lý do chính xác nhất vì theo định nghĩa ở đoạn trên, benzene không được có mặt trong kem chống nắng. Một giải thuyết có thể về việc sản phẩm ổn định vì theo quy định để tính ổn định (stability) thì chỉ cần 80-90% hoạt chất ban đầu được giữa ổn định ở nhiệt độ từ 45-60 độ trong vòng 6 tuần. Dường như không có đo lường by-product (sản phẩm phụ) được sinh ra trong quá trình phản ứng có an toàn hay không? Phần này mình chỉ nắm đến đây nên nhờ bạn nào biết rõ bổ sung nhé! Và vì không biết nên để an toàn chúng mình không nên dùng kem chống nắng quá hạn sử dụng!

Một điểm khá quan trọng nữa là các hoạt chất chống nắng (Uv filters) có xu hướng được điều chế với các dẫn xuất có gốc benzene và trong báo cáo của Valisure có những chống nắng chỉ thuần filter Zinc Oxide mà vẫn bị nhiễm, Điều này làm mình nghiêng về giả thuyết có thể từ nguyên liệu thô hay trong quá trình sản xuất bị lẫn tạp hơn là do sản phẩm tự tạo thành. Lưu ý các bạn là chỉ benzene mới nguy hiểm còn các uv filters có gốc benzene vẫn có thể sử dụng và hoàn toàn chưa bị kết luận là nguy hiểm đến thời điểm này nhé!

Về mâu thuẫn lợi ích, theo tìm hiểu, Valisure – Công ty tiến hành các kiểm tra trên không phải là công ty không lợi nhuận – đồng nghĩa họ phải có lợi nhuận kinh doanh, nhưng hiện tại không thấy họ bán chống nắng hay promote cho một thành phần chống nắng nào mới. Tuy nhiên, đây vẫn là một start up company – đồng nghĩa các investors đứng sau có thể thông qua công ty này để làm gì không thì không rõ. Phần này là góc nhìn đa chiều thôi nếu các bạn có nghi ngờ. Tuy nhiên, đến hiện tại thì việc có Benzene trong kem chống nắng là không thể không lên tiếng. ‘

Và chắc chắn chúng ta không nên bỏ kem chống nắng mà hãy thay thế bằng những kem chống nắng phù hợp hơn:

=> Bỏ ngay các kem chống nắng Mỹ có số LOT như mình đã up ở trên hình. Còn bạn ngại bỏ thì chuyển hãng khác luôn cho an tâm vì ai biết lô kế tiếp sẽ thế nào?

=> Chuyển chống nắng Châu Âu dùng vì một số hoạt chất chống nắng ở Mỹ có chỉ số cao hơn bình ngưỡng Châu Âu cho phép. Cụ thể tại châu Âu Oxybenzone có giới hạn 2.2% và 1.4% cho Homosalate, hoặc chất bảo quản/ hòa tan Ethoxydiglycol chỉ là 2.6% trong khi tại Mỹ có thể dao động từ 6-15%. Chưa kể về mặt chống UVA thì Châu Âu luôn có lợi thế hơn Mỹ khá nhiều.

=> Đoạn này đã ghi ở trên, chọn sản phẩm có date càng mới càng tốtTrong thời gian tới, nếu có update về mục chống nắng tớ sẽ lên bài nhé!

Cá Vàng

Về Octocrylene tại Châu Âu: https://ec.europa.eu/…/consumer_safety/docs/sccs_o_249.pdf

Về Homosalate tại Châu Âu: https://ec.europa.eu/…/consumer_safety/docs/sccs_o_244.pdf

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s