SUMMER LIQUID TECHNIQUE HAY PHIÊN BẢN LAYER NGÀY HÈ

Có lắm chuyện xưa như trái đất cơ chừng mỗi lần “đào bới” thì ra ngập tràn vấn đề để mà bàn luận. Ví dụ như chuyện da dầu dưỡng ẩm, rồi dưỡng ẩm với cấp nước nó khác nhau ra làm sao hay bây giờ dùng dầu dưỡng hay kem dưỡng. Đó, bạn thấy rối nùi không? Trước khi bắt đầu, mình nhắc lại lý thuyết layering skincare căn bản nhất thường gặp. Gọi là căn bản vì mọi người hay theo rule này nhất chứ vẫn có biến thể khác:

Toner/ essence -> Serum gốc nước -> kem dưỡng (gốc dầu/ nước)-> dầu dưỡng (khoá ẩm)

Và sau bao năm nghiền ngẫm mình phát hiện ra lý thuyết này không đúng với tất cả mọi người hay ít nhất là với bản thân mình kẻ có làn da dầu mụn tan nhát. Mấy khoản emulsion, kem dưỡng lẫn dầu dưỡng đều làm breakout cả. Dĩ nhiên mình nói ở đây là loại trừ một số ngoại lệ xuất sắc.

Để rõ hơn, mình tạm phân loại lại như sau

  • (1) Da dầu tự nhiên: dư dầu, thiếu độ ẩm và mối liên hệ tương quan với nhau rất ít – hiểu như 2 phạm trù xa lạ. Đủ nước là chuyện của bạn, da bạn nhìn mịn hơn đó, còn đổ dầu là chuyện của tôi. Thường những người trẻ, tuyến bã nhờn hoạt động bất thường sẽ hay gặp và đi kèm với mụn + viêm
  • (2) Da dầu thiếu nước: da này tiết dầu do thiếu độ ẩm, khi bạn cho đủ ẩm vào thì da cũng bớt tiết dầu. Thường những bạn u25+ hay ngồi máy lạnh, không khí khô sẽ gặp nhiều.
  • (3) Da khô: da thiếu cả dầu lẫn nước. Trừ trường hợp bệnh lý thì da này dù sao cũng dễ trị hơn (1) và (2).

Và mình da loại (1) nên tớ từng đau khổ đi khắp các trung tâm thương mại, bị dụ mua nguyên bộ bởi các cô gái bán hàng trung tâm thương mại, họ thề với tớ là da mà không có kem dưỡng ẩm là không khoá ẩm được, serum bốc hơi bay mất và tớ sẽ mãi là vịt con xấu xí.

Vậy mà dùng xong nguyên bộ của các chị thì đẹp đâu chẳng thấy, chỉ thấy da dầu thêm và mọc một mớ mụn liti. Từ đó mỗi khi hè về, mình lại rón rén bớt kem dưỡng hoặc dùng xíu xíu cỡ một hạt đậu xanh bé, xoa ra tay rồi dùng cho toàn mặt thì thấy da thoáng hơn, đỡ dầu hơn nhiều. Hoặc nhiều ngày trời nóng đỉnh điểm thì bỏ hết kem dưỡng luôn mà chuyển qua layering toner, essence và serum. Bất ngờ là cách này trông vậy mà hiệu quả phết. Mình nghĩ mọi người có thể áp dụng thử, còn mình cũng có một trong những bản layering  các dưỡng da loại lỏng mùa hè 40 độ như sau:

SKII Treatment Essence -> Dermalogica Ultracalimg Mist-> La Mer Treatment Lotion -> Casmara Purifying Oxygenerating Serum

Nếu bạn nào tinh ý đọc đến đây là biết bí quyết layering nằm ở đâu rồi đúng không? Mình đi theo hướng từ thể chất lỏng nhất đến thể chất đặc nhất. Bạn có thể tuỳ vào độ dầu, độ hấp thụ của da mà quyết định layer bao nhiêu lớp, có thể tăng hoặc giảm chứ không nhất định theo chu trình này. Cũng giống như ăn một chiếc bánh vậy. Muốn bao nhiêu tầng là ở bạn nhưng phải nhớ làm bánh càng nhiều tầng càng khó. Layer càng nhiều lớp càng dễ bí nên hãy chọn thật basic nếu bạn chưa thật sự là expert

Đầu tiên đổ SKII ra tay và vỗ lên mặt. Ngay sau đó dùng Dermalogica Ultracalming mist xịt đều và lấy tay vỗ tiếp trước khi vỗ bằng La Mer Treatment Lotion. 3 bước này áp dụng theo phương pháp sandwitch skincare – nghĩa là dùng xịt giữ ẩm chen giữa để tối đa hoá hiệu quả cấp ẩm và tăng tính thẩm thấu của các sản phẩm trong skincare routine.

Ngoài SKII và Lamer tạo cảm giác “yên tâm” =)) thì mình chọn Casmara Purifying Oxygenerating Serum làm serum khoá ẩm. Em này mình mới được hãng tặng từ tháng 11 dùng hẳn mấy tháng thấy da khá ổn nên duy trì trong một số routine. .

Ngoài chuyện là đồ được tặng, lý do chính yếu mình review đến serum này là ở đoạn cung cấp oxy cho da – một trong những cách hỗ trợ da bị tổn thương. Theo y học hiện đại, khi quy trình lành thương diễn ra sẽ liên quan đến quá trình tiêu thụ năng lượng của da (metabolism) và vì thế cần một lượng oxygen lớn hơn mức bình thường. Trong những pha khác nhau của quá trình lành thương, hàng loạt các phẩn ứng sinh hoá ở mức độ tế bào bị phụ thuộc vào liều lượng oxygen được cung cấp bao gồm năng lượng chuyển đổi (energy metabolism), phản ứng tạo năng lượng tế bào (ATP), kiểm soát truyền nhiễm, cơ chế dẫn truyền, tái cấu trúc nền của da (extracellular matrix) cũng như collagen.

Như vậy, trên lý thuyết nếu cung cấp đủ oxy, quá trình lành thương sẽ được hỗ trợ tốt hơn. Khi quy trình lành thương được cải thiện, các tình trạng bao gồm: vết thâm, đỏ da, da mẫn cảm sẽ không còn. Ngoài ra, còn có thể hỗ trợ giảm sẹo hình thành nếu bạn dùng ngay khi vết thương đang trong giai đoạn lành.

Lý thuyết là vậy, còn thực tế hoạt chất Casmara chọn để tạo oxy trên da là Perfluorodecalin: Đây cũng là thành phần khá phổ biến trong các sản phẩm claim là truyền oxy cho da. Thực chất có khoảng 4-6 phương pháp đưa oxy vào da. Nếu làm spa bạn thấy có máy phun trực tiếp là oxyjet luôn nhưng trong mỹ phẩm đến giờ mình biết thì chủ yếu vẫn là Perfluorodecalin.

Thường 1 phần Perfluorodecalin sẽ giải phóng 0.5 phần oxygen tương ứng và bảo quản thì chỉ cần chai đặc/ tối màu là được. Mà dạng chai này không phải để hạn chế oxy hoá gì đâu vì bản thân Perfluorodecalin là hoạt chất bền, khoảng 200- 300 độ C vẫn ổn định. Chỉ là vì tính giải phóng oxy qua thời gian nên dùng vài tháng bạn sẽ thấy serum có hơi có bọt khí nhiều hơn bình thường nên dùng chai này không trong suốt để đảm bảo thẩm mỹ.

Để xác định hiệu quả của oxygen trong mỹ phẩm trên da. Một nghiên cứu được thực hiện với 2 mẫu thử kem dưỡng. 1 chứa Perfluorodecalin giúp mang oxy sâu vào da và một mẫu thường không chứa Perfluorodecalin- đồng nghĩa không có oxy. Sau khi thử nghiệm người ra tiến hành so sánh độ ẩm trên da. Phải nhấn mạnh rằng 2 mẫu thử tương đồng về thành phần bao gồm cả viêc dùng công nghệ  liposome . Sau thử nghiệm, kết luận được rút ra là oxygen giúp làm khỏe màng da . Ở thử nghiệm thứ hai, 5 mẫu thử chứa nồng độ oxy khác nhau từ 1.44 đến 4.5ml trong 100ml dung dịch được mang ra đối chiếu và nhận thấy có tỷ lệ thuận trong việc cải thiện nếp nhăn da và độ ẩm của da với lượng oxygen có trong các mẫu.

Để tạo môi trường lành thương tốt hơn thông qua cơ chế cung cấp độ ẩm, serum bổ sung 2 thành phần:

  • Ethylhexylglycerin/Glycerin: nhóm chất humectant – có khả năng thấm hút độ ẩm từ không khí cũng như từ dưới da nên đây là lý do mình phải cho thêm mấy lớp lotion ở dưới tránh hút ẩm ngược. Thực ra như vầy cũng hơi lo xa vì thời tiết Việt Nam mình chắc chẳng bao giờ có tình trạng hút ẩm ngược khi độ ẩm quá cao thậm chí còn nồm cơ mà
  • Cyclopentasiloxane, Dimethicone: Cặp đôi silicone quen thuộc tạo lớp màng bảo vệ ngăn mất nước qua da. Nhờ lớp màng này mà da nhìn qua cũng đẹp hơn, sờ vào thì mịn hơn. Tuy nhiên, ai không hợp silicone thì vẫn nổi mụn như thường nha nên hãy cân nhắc thành phần này. Riêng mình không có vấn đề với silicone nên cứ thế dùng thôi.

Vì đặc tính giữ ẩm này nên bạn dùng serum sẽ thấy ẩm nhẹ nhưng ráo cũng khá nhanh. Hiệu quả thấy rõ nhất sau tầm 3-5 tuần sử dụng. Chủ yếu mịn và cảm giác khoẻ hơn. Rõ ràng nhất bạn cảm nhận được là thâm mờ nhanh. Chú ý, da bạn phải hết viêm và trong giai đoạn phục hồi thì em này mới giúp thấy rõ tác dụng mờ thâm nhé. Còn da sưng viêm, mụn cũ chưa hết mụn mới lên thì không sản phẩm nào giúp mờ thâm nhanh được.

Công nghệ thứ 2 được sử dụng mang tên Riboxyl™ ám chỉ D-ribose (Bạn nghe tiếp đầu ngữ ribo- sẽ đoán được đây là gốc đường) – một hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong DNA, RNA và ATP của tế bào.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, dưới các tác động của môi trường: lão hoá, ô nhiễm, stress. Năng lượng tế bào ATP sẽ không được như lúc đầu, đồng thời hô hấp tế bào cũng bị ảnh hưởng dẫn đến các dấu hiệu: Nếp nhăn, da mất đàn hồi, xỉn màu.

Một nghiên cứu của Casmara cho biết, khi dùng 0.05% Riboxyl™ trên nguyên bào sợi da người, sau 2 tiếng tiếp xúc, hô hấp tế bào được cải thiện đáng kể. Cụ thể, lượng oxy được hấp thụ bởi nguyên bào sợi ở ty thể (mitochondrion) và chất nguyên sinh (cytosol) tăng lên lần luợt 31% và 37% như minh hoạ. Tuy kết quả thực sự làm mình rất nôn nóng rút ví nhưng vẫn là câu hỏi cũ, nghiên cứu này có dùng trên da thực tế không thì phải dùng thử mới biết.

Giải đáp thắc mắc này, mình cập nhật thêm tài liệu từ hãng có thử nghiệm lâm sàng trên 21 phụ nữ từ 45-65 tuổi, dùng sản phẩm 2 lần một ngày. Say 28 ngày thử nghiệm, đem phân tích kết cấu da thì nhận được kết quả như sau:

D0 là chưa dùng, D14 là ngày 14 và D28 là ngày 28. Bạn có thể thấy da được cải thiện  đáng kể.

Còn dưới đây là da sau 1 quy trình phục thanh lọc (purifying treatment) có dùng Oxygen serum. Nhìn vậy thôi nhưng bạn chớ lầm chỉ có 1 lọ serum mà làm nên chuyện. Thường kết quả ngoạn mục như này là còn tẩy tế bào chết, serum làm dịu, đắp 2 mặt nạ. Nói chung nghề chơi sẽ lắm công phu, chỉ là có thên “đồ chơi mới” thì bạn sẽ biết đường mà luyện công phu

Tóm lại các ý như sau:

1. Tuỳ da mà cân nhắc layering serum, kem dưỡng có thể bỏ qua (ưu tiên ban ngày)
2. Layering serum có thể dùng sandwich method với xịt khoáng có dưỡng ẩm
3. Oxygen trong dưỡng da tuy mới nhưng có nhiều triển vọng. Nếu routine bạn đã đầy đủ và muốn thử thêm một lý thuyết mới thì đây là lựa chọn không tồi.

So wear some liquids this summer !!!

Cá Vàng

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s