DƯỠNG DA MỸ – CHÂU ÂU – HÀN QUỐC – NHẬT: TỰ NHIÊN, HÓA HỌC VÀ ORGANIC

Tớ rất hay nhận được thắc mắc trong inbox hỏi về việc chọn dưỡng da nước nào là tốt và tiêu chí nào để đánh giá. Đây là câu hỏi khá quen thuộc nhưng không dễ trả lời. Ngay cả bản thân tớ cũng trải qua kha khá thời gian, cộng thêm tiếp xúc, tìm hiểu,từ supplier đến manufacturer và retailer mới ngợ được chút xíu. Hôm nay tớ tranh thủ thời gian, viết lại một bài chi tiết để các bạn quan tâm, hoặc mới dùng có thể tìm hiểu được nhé!

A. PHÂN NHÓM

Cá nhân tớ chia dưỡng da theo khu vực gồm 4 nhóm chính: Mỹ, Châu Âu, Hàn, Nhật (Việt Nam theo Châu Âu) như sau:

1. USA (MỸ)

Thích nhất vì theo luật định về mỹ phẩm năm 1977 nêu rõ các sản phẩm dưỡng da hay trang điểm lưu hành tại Hoa Kỳ buộc ghi rõ thành trăm chất hoạt tính (active ingredients – thành phần tiêu biểu cho tính chất sản phẩm như Retinol, Hydroquinone, Benzol Peroxide … ) và những thành phần còn lại phải được sắp xếp rõ theo lượng nhiều nhất đến nhỏ nhất. Tuy nhiên, dưới 1% thì không bắt buộc phải xếp theo thứ tự này ( chất tạo mùi fragrance – được tạo ra từ hơn 200 chất hóa học, không buộc phai ghi chi tiết – chỉ cần tên fragrance là đủ). Do vậy, đọc thành phần sản phẩm của Mỹ rất dễ chịu và khá chắc chắn da bạn đẹp lên nhờ thành phần chủ đạo nào.

2. EU (CHÂU ÂU)

Luật định Châu Âu không bắt buộc việc báo danh phần trăm active ingredients nên bạn sẽ khá mông lung trong việc đọc thành phần. Mỹ phẩm Châu Âu,, thật ra họ cũng có những bước rất cấp tiến khi update liên tục những thành phần mới, có tính ứng dụng cao như vụ tinosorb S,M chỉ mới được Mỹ thông qua tầm 2 năm trong khi Châu Âu đã ứng dụng khá lâu trước đó rồi . Châu Âu cũng khá gắt trong một số chất cho sản phẩm OTC ( Over The Counter – bán ở siêu thị, trung tâm thương mại). Dễ gặp nhất là hydroquinone (chất trị nám, da không đều màu ) được dân Mỹ xài ầm ầm với nống độ 2% trong khi Châu Âu cấm tiệt chả hạn.

3. KOREA (HÀN QUỐC)

Hãng dùng thành phần cực kỳ, cực kỳ đẹp và cập nhật như tên lửa. Hãng nào ra thành phần nào hay ho là 1 tháng sau Hàn Quốc ra phiên bản 90% là giống. Vì vậy bạn hay đọc được bài so sánh về thành phần Hàn Quốc quá tốt thì đừng ngạc nhiên nhé. Tuy nhiên, khuyết điểm của đồ Hàn ở chỗ thường không hợp da người Việt Nam bị mụn lắm.

Theo những người tớ gặp và tiếp xúc, da ai mụn càng dùng đồ Hàn càng mụn, nhưng thay đổi sang đồ Mỹ – Châu Âu thì khá lên thấy rõ. Vấn đề tớ nghĩ nằm ở formula của sản phẩm thiết kế chủ yếu để dưỡng ẩm nên quá nhờn, càng dùng càng nhờn ngay cả khi tên là cấp nước. ví dụ trực tiếp là Laneige water Bank, reviews PR dùng xong da mướt rượt chứ tớ thấy 1 chảo dầu đó. Vậy nên nếu bạn đang có 1 hũ mask ngủ như Laneige thì tốt nhất là đắp nó 20 phút rồi rửa đi chứ đừng để qua đêm khi da đang mụn nhé.


Dĩ nhiên không phải hãng Hàn Quốc nào da mụn dùng cũng không tốt, căn bản, chúng ta phải biết cân bằng hợp lý. Ví dụ tớ cực kỳ ưng dòng basic line của Sulwhasoo – một trong những mỹ phẩm Hàn hiếm hoi không làm da tớ nổi mụn ầm ầm. Nhưng yêu tới mấy thì trong mùa đông tớ chỉ dùng được tối đa ba bước: first care serum – balancing watern (toner) – emulsion, còn mùa hè tuyệt nhiên chỉ 2 bước first care serum – balancing water thôi.

4. JAPAN (NHẬT BẢN)

Thông thường đều cùng một tập đoàn chung nhà nên ít nhiều công nghệ của họ có vẻ được san đều. Cơ mà đó không phải là điều ngạc nhiên nhất! Với tớ, mỗi lần đọc thành phần các Elite brands như Cle De Peau, Shiseido là một lần suy nghĩ dữ lắm vi thành phần đâu có gì, đơn giản đến mức không ngờ! Nhưng đừng xem thường vì Cle De Peau dùng đẹp miên man nhé! Do vậy, tớ đoán đồ Nhật bí quyết không nằm trong bảng thành phần “lừa tính” và rule này có thể áp dụng với hầu hết các brands lớn. Đó là với các thành phần kép, được tạo thành từ chuỗi các chất, họ sẽ dùng nồng độ thấp và phân bố tên thành phần mỗi thứ một nơi, bạn đọc qua tưởng là căn bản nhưng nào biết đâu phải xâu chuỗi cả 5-7 chất mới ra được 1 chất trong công thức chính của hãng.

5. VIỆT NAM

Nhóm còn lại là những công ty trong nước hoặc tự pha chế cùng mơ ước khẳng định thương hiệu Việt. Thật sự tớ không kỳ thị gì nhóm này. Thậm chí còn phục lăn việc họ thích ứng thị trường khá nhanh khi cho ra sản phẩm cân bằng PH, thêm chiết xuất gì đó nhưng quả thực. Tớ chẳng tin dây chuyền của họ đủ lớn và hợp vệ sinh. Đình đám như vụ Tân Hiệp Phát các bạn cũng biết rồi. Khi ta chi trả cho sản phẩm đó còn là chi trả cho yếu tố an toàn sức khỏe nữa nên đồ hãng Việt Nam… Thôi tớ không nói, để mấy bạn tự nghĩ vậy!

Suyt quên một số nhà Việt có gia công nước ngoài, gọi là OEM ý cho dưỡng da, trang điểm , hoặc đơn giản đặt hàng trên các web alibaba, taobao số lượng lớn và dập tên cho máy móc: Máy rửa mặt, máy massage. Chất lượng cũng được nhưng tớ thích gom order mua chung hơn cho đồ máy và tự pha cho OEM

B. AND THE WINNER AMONG  NATURE( TỰ NHIÊN), ORGANIC (HỮU CƠ), CHEMICAL (HÓA HỌC)?

Thường người dùng mỹ phẩm thì ai cũng bảo tự nhiên sẽ tốt cho da hơn hóa chất, ai sành nữa thì mỹ phẩm hữu cơ sẽ tốt hơn tự nhiên vì nó được nuôi trồng theo kiểu khép kín và không biến đổi gen. Tuy nhiên, sự thật thì đồ hữu cơ còn nguy cơ dị ứng cao hơn hóa học đó. Đặc biệt là hữu cơ bị giới hạn rất ít các chất hoạt động lẫn bảo quản, và thường chiết xuất cây cỏ chỉ hợp một số người nên dùng thấy đỏ rát, ngứa là bình thường. Do vậy, tớ nghĩ nhãn hàng mà cân bằng được tự nhiên – hóa học sẽ là sự lựa chọn thông minh!

Đơn cử là Clarins và Sisley. Đọc thành phần bạn sẽ thấy 2 hãng chứa khá nhiều chiết xuất tự nhiên nhưng những chiết xuất này phải đảm bảo được khả năng hoạt động trên da của chúng thực sự tốt hơn các chất hóa học thì chúng sẽ được chọn lựa. Ngược lại, những chất hóa học với định lượng an toàn cho sức khỏe sẽ được dùng. Sự kết hợp hoàn hảo này chính là lý do tớ khá tin dùng Clarins lẫn Siely và luôn recommend cho các bạn muốn dùng mỹ phẩm hữu cơ hay tự nhiên.

Ít điều kiện hơn một chút bạn có thể chọn The Body Shop. Dù ngày xưa tớ chê The Body Shop dữ lắm nhưng dạo gần đây dùng sản phẩm của họ thấy cũng khá ổn (trừ mấy cái lip balm đầy wax vẫn tệ như ngày nào)

À, cuối cùng nếu vẫn khoái hữu cơ thì tớ nghĩ Andalou là một brand tạm ổn khi họ có cả khoa học để minh chứng cho hiệu quả sản phẩm đấy. Giá Chính hãng Việt nam cũng khá dễ chịu nhưng tớ dùng chả thấy đẹp gì cả.  Y chang như cũ nên thôi bye bye

C. KẾT LUẬN

  • Với đồ dưỡng da nếu da mụn khỏe, chú trọng thành phần tớ khuyên dùng đồ: Mỹ
  • da nhạy cảm hơn, ít quan tâm thành phần: Châu Âu
  • Da cần dưỡng ẩm, gốc da khỏe khỏe: Hàn quốc.
  • Da cần dưỡng ẩm, nhạy cảm: Nhật. 

Và sản phẩm gồm chiết xuất tự nhiên cân bằng hóa học > hóa học > hữu cơ.

Vậy nhen, chúc các bạn đọc bài vui và chọn được sản phẩm phù hợp cho bản thân. Nhớ comment chia sẽ kinh nghiệm chọn sản phẩm của bạn dưới comment để mọi người cùng hiểu thêm!

Stay Wise,

Cá Vàng

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s